Thách thức Truyền_thông_sức_khỏe

Có nhiều thách thức trong việc truyền đạt thông tin về sức khỏe cho các cá nhân. Một số vấn đề quan trọng nhất liên quan đến khoảng cách kiến thức sức khỏe giữa cá nhân và nhân viên y tế và các tổ chức, cũng như thiếu sót trong việc truyền đạt thông tin y tế thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Khoảng cách trong truyền thông

Một vấn đề mà truyền thông sức khỏe tìm cách giải quyết là khoảng cách đã hình thành giữa kiến thức về sức khỏe và việc sử dụng truyền thông sức khỏe.[10] Trong khi mục tiêu là truyền thông sức khỏe hiệu quả sẽ dẫn dắt đến hiểu biết về sức khỏe, các vấn đề như sử dụng thuật ngữ y khoa không giải thích, thông điệp không chính xác và thường là khoảng cách giữa trình độ giáo dục chung đã tạo ra sự chênh lệch. Đặc biệt, các nghiên cứu đã được thực hiện giữa các nhóm dân số người cao tuổi ở Mỹ để minh chứng cho một đối tượng phổ biến, những người gặp bất lợi do vấn đề này.[11] Người cao tuổi là một nhóm tuổi thường mắc các tình trạng sức khỏe mãn tính nhất so với các nhóm tuổi khác, tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả nhóm này cũng gặp khó khăn trong việc hiểu biết các tài liệu y tế bằng văn bản, hiểu các chính sách và chăm sóc sức khỏe và nói chung họ thường không hiểu được thuật ngữ y khoa. Những thiếu sót như vậy trong truyền sức khỏe có thể dẫn đến tăng số người nhập viện, không có khả năng đáp ứng việc chữa trị và quản lý bệnh tật hoặc tình trạng y tế và tình trạng sức khỏe nói chung sẽ giảm.

Trong một số quần thể, các trang web liên quan đến sức khỏe (ví dụ: WebMD) và các nhóm hỗ trợ trực tuyến (ví dụ: Association for Cancer Online Resources) đã giúp tăng quyền truy cập vào thông tin y tế.[5]

Truyền thông đại chúng

Truyền thông đại chúng được sử dụng để thúc đẩy những thay đổi có lợi trong hành vi giữa những người dân.[12] Một chỉ trích lớn về việc sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng như một phương pháp truyền thông sức khỏe là việc đáng tiếc để cho các thông điệp và thông tin sai lệch được lan truyền nhanh chóng thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, trước khi được thẩm định bởi các chuyên gia. Vấn đề này có thể tạo nên cơn khủng hoảng không đáng có trong số những người nhận được thông điệp và là một vấn đề trong thời đại bùng nổ thông tin. Một ví dụ về điều này có thể được quan sát thấy trong sự mất lòng tin liên tục vào tiêm chủng do công bố nhiều thông điệp liên kết sai lầm giữa việc tiêm vắc-xin sởi-quai bị-rubella (MMR) thời thơ ấu với sự phát triển và khởi phát của Tự kỷ.[13] Tốc độ lan truyền của thông điệp này do bởi các công nghệ mạng xã hội mới khiến nhiều bậc cha mẹ không tin tưởng tiêm chủng và do đó họ không cho con mình đi tiêm vắc-xin. Mặc dù sự hoảng loạn này đã được thông báo một cách mãnh liệt là hư cấu không có thật, nhưng nhiều người vẫn còn nghi ngờ về việc tiêm chủng và từ chối chúng, điều này gây ra mối lo ngại về sức khỏe cộng đồng ngay tức thì.